Nhân khẩu Đảo_Ireland

Tỷ lệ cư dân đảo Ireland tự nhận là tín đồ Công giáo La Mã năm 2011, Tin Lành là tôn giáo lớn nhất tại Bắc Ireland.

Tôn giáo lớn nhất trên đảo Ireland là Cơ Đốc giáo, giáo phái lớn nhất là Công giáo La Mã do có trên 73% cư dân trên đảo tin theo (khoảng 87% cư dân Cộng hoà Ireland). Hầu hết các cư dân còn lại là thành viên của các giáo phái Tin Lành (khoảng 48% cư dân Bắc Ireland).[122] Giáo phái Tin Lành lớn nhất là Giáo hội Ireland của Anh giáo. Cộng đồng Hồi giáo đang phát triển tại Ireland, hầu hết là do nhập cư gần đây, với tỷ lệ tăng trưởng 50% tại Cộng hoà Ireland trong giai đoạn 2006-2011.[123] Khoảng 4% dân số Cộng hoà Ireland và khoảng 14% dân số Bắc Ireland[122] tự nhận là không theo tôn giáo. Trong một nghiên cứu vào năm 2010, 32% số người trả lời nói rằng họ tới buổi lễ tôn giáo trên một lần mỗi tuần.

Dân số Ireland gia tăng nhanh chóng từ thế kỷ XVI cho đến giữa thế kỷ XIX, bị gián đoạn một thời gian ngắn do nạn đói năm 1740-41 khiến gần 2/3 dân số trên đảo thiệt mạng. Dân số khôi phục và tăng cấp số nhân trong thế kỷ sau, song nạn đói trong thập niên 1840 khiến một triệu người thiệt mạng và buộc hơn một triệu người di cư ngay lập tức. Trong thế kỷ sau đó, dân số giảm còn hơn một nửa, trong khi vào thời gian này xu hướng chung của các quốc gia châu Âu là dân số tăng trung bình ba lần.

Phân chia và định cư

Theo truyền thống, đảo Ireland được phân thành bốn tỉnh: Connacht (tây), Leinster (đông), Munster (nam) và Ulster (bắc). Theo một hệ thống được phát triển từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII,[124] Ireland có 32 hạt truyền thống. 26 hạt trong số đó thuộc Cộng hòa Ireland và 6 hạt thuộc Bắc Ireland. Sáu hạt truyền thống thuộc Bắc Ireland đều thuộc tỉnh Ulster (tỉnh này có 9 hạt truyền thống). Do đó, Ulster thường được sử dụng đồng nghĩa với Bắc Ireland, song hai địa danh không có chung ranh giới.

Tại Cộng hoà Ireland, các hạt tạo thành cơ sở cho hệ thống chính quyền địa phương. Các hạt Dublin, Cork, Limerick, Galway, WaterfordTipperary bị tách thành các khu vực hành chính nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn được xem như hạt vì mục đích văn hóa và các mục đích chính thức khác, như bưu chính và đo đạc địa hình. Các hạt tại Bắc Ireland không còn được sử dụng cho mục đích chính quyền địa phương,[125] song ranh giới truyền thống của chúng vẫn được sử dụng cho các mục đích phi chính thức như giải đấu thể thao và trong văn hóa hay du lịch.[126]

Vị thế thành phố tại đảo Ireland được xác định theo pháp luật hoặc chiếu chỉ. Đại Dublin có trên một triệu cư dân, là thành phố lớn nhất trên đảo. Belfast có 579.726 cư dân, là thành phố lớn nhất tại Bắc Ireland. Vị thế thành phố không tương xứng trực tiếp với quy mô dân số, chẳng hạn Armagh có 14.590 dân song có hội sở của Giáo hội Ireland theo Anh giáo và Tổng giám mục Toàn Ireland theo Công giáo và được tái xác định là thành phố vào năm 1914. Tại Cộng hoà Ireland, Kilkenny từng là trị sở của gia tộc Butler, dù không còn là thành phố trong mục đích hành chính, song theo luật vẫn được sở dụng nó để mô tả.

Di cư

Dân số Ireland từ năm 1603 cho thấy hậu quả của nạn đói lớn 1845–49

Dân số đảo Ireland sụt giảm đáng kể trong nửa cuối thế kỷ XIX. Dân số đạt trên 8 triệu vào năm 1841 song giảm còn hơn 4 triệu vào năm 1921. Dân số giảm một phần là do có nhiều người thiệt mạng trong nạn đói lớn từ năm 1845 đến năm 1852, với con số 1 triệu. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn hơn khiến dân số suy giảm là tình trạng kinh tế tệ hại trên đảo, khiến cho văn hoá di cư ăn sâu cho đến cuối thế kỷ XX.

Di cư từ Ireland trong thế kỷ XIX góp phần làm gia tăng dân số tại Anh, Hoa Kỳ, Canada và Úc, tại những nơi này có cộng đồng người Ireland tha hương quy mô lớn. Tính đến năm 2006[cập nhật], 4,3 triệu người Canada, tức 14% dân số, có tổ tiên Ireland.[127] Tính đến năm 2013[cập nhật], tổng cộng 34,5 triệu người Mỹ tự nhận có tổ tiên Ireland.[128]

Do kinh tế ngày càng thịnh vượng vào cuối thế kỷ XX, Ireland trở thành một điểm đến cho những người nhập cư. Kể từ khi Liên minh châu Âu mở rộng bao gồm Ba Lan vào năm 2004, người Ba Lan chiếm số lượng di dân lớn nhất (trên 150.000 người)[129] đến từ Trung Âu. Ngoài ra, cón có số lượng đáng kể di dân đến từ Litva, SécLatvia.[130]

Cộng hoà Ireland trải qua nhập cư quy mô lớn, có 420.000 ngoại kiều vào năm 2006, chiếm khoảng 10% dân số.[131] Một phần tư số ca sinh (24 %) trong năm 2009 là từ các bà mẹ sinh ra bên ngoài Ireland.[132] người Hoa, người Nigeria và các quốc gia châu Phi khác chiếm một tỷ lệ lớn di dân ngoài Liên minh châu Âu tại Ireland. Có đến 50.000 công nhân nhập cư từ Đông và Trung Âu rời khỏi Cộng hoà Ireland khi nước này lâm vào khủng hoảng tài chính.[133]

Ngôn ngữ

Tỷ lệ người tự nhận có thể nói tiếng Ireland theo điều tra nhân khẩu năm 2011.

Hai ngôn ngữ chính tại Ireland là tiếng Ireland và tiếng Anh, chúng đều có đóng góp lớn cho văn học. Tiếng Ireland nay là ngôn ngữ thiểu số song vẫn có địa vị chính thức tại Cộng hoà Ireland, đây là tiếng mẹ đẻ của cư dân Ireland trong hơn hai nghìn năm. Ngôn ngữ Ireland có chữ viết sau khi đảo bị Cơ Đốc giáo hóa vào thế kỷ V, ngôn ngữ này còn được truyền bá đến Scotland và đảo Man rồi tiến hóa thành tiếng Gael Scotlandtiếng Man. Tiếng Ireland bị suy thoái dưới thời Anh cai trị song vẫn là ngôn ngữ đa số cho đến đầu thế kỷ XIX và kể từ đó trở thành ngôn ngữ thiểu số, song các nỗ lực phục hồi đang tiếp tục trên toàn đảo.

Gaeltacht là các khu vực nói tiếng Ireland, tại những nơi này vẫn xảy ra hiện tượng suy thoái ngôn ngữ. Các khu vực Gaeltacht chính nằm về phía tây của đảo, tại Donegal, Mayo, Galway và Kerry cùng các khu vực Gaeltacht nhỏ gần Dungarvan thuộc Waterford, Navan, tại Meath.[134] Tiếng Ireland là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục công tại Cộng hòa Ireland, và nhiều trường giảng dạy bằng tiếng Ireland được thành lập tại cả hai phần của đảo.

Tiếng Anh được đưa đến Ireland lần đầu tiên khi người Norman xâm chiếm. Khi đó, nó là ngôn ngữ của số ít nông dân và thương nhân đến từ Anh và phần lớn bị tiếng Ireland thay thế trước khi triều Tudor chinh phục Ireland. Nó trở thành ngôn ngữ chính thức sau các cuộc chinh phục của triều Tudor và Cromwell. Các đồn điền Ulster khiến tiếng Anh có chỗ đứng vững chắc tại Ulster và nó duy trì là ngôn ngữ chính thức; thượng lưu tại nơi khác, các tù trưởng và quý tộc nói tiếng Ireland bị hạ bệ. Chuyển đổi ngôn ngữ trong thế kỷ XIX thay thế tiếng Ireland bằng tiếng Anh khi đại đa số cư dân trên đảo có ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh.[135]

Ngày này, dưới 10% cư dân Cộng hoà Ireland nói tiếng Ireland thường xuyên ngoài hệ thống giáo dục[136] và 38% những người trên 15 tuổi được phân loại là "người nói tiếng Ireland". Tại Bắc Ireland, tiếng Ireland được công nhận chính thức, có các biện pháp bảo hộ cụ thể, còn các phương ngữ Scot Ulster có vị thế bảo hộ thấp hơn.[137] Kể từ thập niên 1960, do nhập cư gia tăng, có nhiều ngôn ngữ được đưa tới đảo, đặc biệt là từ châu Á và Đông Âu.

Tiếng Shelta là ngôn ngữ của người Ireland du cư, là một ngôn ngữ bản địa của Ireland.[138]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo_Ireland http://www12.statcan.ca/census-recensement/2006/dp... http://islands.unep.ch/Tiarea.htm http://www.rootsweb.ancestry.com/~irlkik/ihm/ire80... http://www.bbc.com/news/uk-northern-ireland-315367... http://www.businessweek.com/ap/financialnews/D9ELO... http://www.csmonitor.com/2007/0905/p06s02-woeu.htm... http://www.discovernorthernireland.com/destination... http://dualcitizeninc.com/GGEI-Report2014.pdf http://www.eirgridgroup.com/customer-and-industry/... http://www.energyfiles.com/eurfsu/ireland.html